Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Trẻ bị sốt cao co giật có nguy hiểm không và cách xử lý

Trẻ sốt cao kèm theo biểu hiện co giật khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy sốt co giật ở trẻ có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Giờ mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Cachtribenh.com nhé!

Xem thêm

Sốt cao co giật ở trẻ có nguy hiểm không

Sốt cao co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cơn co giật ở trẻ xuất hiện khi tăng thân nhiệt tăng trên 38 độ C. Nhiều người thường nghĩ rằng trẻ bị co giật là do sốt cao gây ra, tuy nhiên thân nhiệt tăng nhanh đột ngột mới là nguyên nhân dẫn đến co giật ở trẻ.

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng tới 6 tuổi là đối tượng dễ bị co giật do sốt nhất, còn trẻ trên 6 tuổi sẽ không còn nguy cơ mắc phải triệu chứng này. Cơn co giật ở trẻ được phân làm 2 loại gồm: sốt co giật đơn thuần và sốt co giật phức tạp.

− Co giật do sốt đơn thuần: Cơn co giật kéo dài từ vài giây tới dưới 15 phút, không tái phát lại và không gây tổn thương não.

− Co giật do sốt phức tạp: Tình trạng này ít gặp hơn. Cơn co giật kéo dài hơn 15 phút, tái đi tái lại nhiều lần trong ngày.

Hầu hết cơn co giật do sốt ở trẻ không gây ra nguy hiểm, trừ khi trẻ bị chấn thương trong lúc co giật. Nhiều bố mẹ cũng lo lắng không biết trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng tới não không. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định sốt cao co giật thường không gây hại não, trừ trường hợp có nguy cơ ở trẻ bị viêm màng não hay viêm não.

Tuy đa phần co giật do sốt ở trẻ là lành tính, nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Sau khi trẻ hết co giật, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bác sĩ thăm khám và loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm gây sốt và co giật.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Khi trẻ có biểu hiện bị sốt cao và co giật, mẹ cần bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau đây:

− Đặt trẻ lên một nền phẳng cứng như giường, bàn và để đầu trẻ nằm nghiêng sang một bên. Bởi, trong khi co giật, trẻ sẽ tiết ra nhiều đờm dãi cũng như rất dễ nôn trớ, vì vậy nên để đầu nghiêng để tránh làm trẻ bị sặc.

− Cởi bớt quần áo cho trẻ thoáng mát. Không nên ôm giữ chặt trẻ.

− Dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ. Nếu trẻ tỉnh táo, có thể uống được thì cho bé uống thuốc hạ sốt; còn trong lúc trẻ đang co giật, tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc, rất dễ sặc gây nguy hiểm.

− Cuối cùng, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp.

[caption id="attachment_4662" align="aligncenter" width="600"]Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao co giật Cần phải xử lý đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật[/caption]

Chăm sóc cho trẻ co giật do sốt

− Chủ động cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống các loại thuốc khác.

− Đặt trẻ nằm ở một vị trí an toàn, tránh xa các đồ vật sắc nhọn. Nên hạn chế di chuyển vị trí của trẻ.

− Trẻ bị sốt cao rất dễ mất nước, vì vậy mẹ cần cho trẻ uống nước thường xuyên để bù nước cho cơ thể. Cho trẻ uống Oresol theo chỉ dẫn để bù điện giải.

− Cho trẻ ăn theo chế độ đảm bảo đủ dinh dưỡng, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần.

− Thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu trẻ sốt cao, người mệt mỏi, li bì, đã uống thuốc nhưng không đáp ứng hay tình trạng co giật tăng lên, đau đầu, buồn nôn và nôn... thì mẹ nên đưa bé đến ngay trạm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Trẻ bị sốt cao co giật có sao không và cách xử lý. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về triệu chứng này xin vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất. Chúc bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét