Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Thuốc Methylprednisolon có tác dụng gì, giá bao nhiêu và cách sử dụng

Thuốc Methylprednisolon là thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp điều trị viêm khớp, dị ứng, rối loạn nội tiết và ung thư. Giờ hãy cùng tìm hiểu thuốc Methylprednisolon có tác dụng gì, liều lượng và cách dùng ra sao để đảm bảo hiệu quả và an toàn qua bài viết sau nhé!

Xem thêm: 

Thông tin và thành phần của thuốc Methylprednisolon

[caption id="attachment_7160" align="aligncenter" width="600"]Thuốc Methylprednisolon Thuốc Methylprednisolon[/caption]

Methylprednisolon là một glucocorticoid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc Methylprednisolon dạng viên nén có các hàm lượng 4mg; 8mg; 16mg; 32mg, 2mg chứa:

- Methylprednisolone .....................................................

- Tá dược vừa đủ .......................................................... vừa đủ 1 viên

(Lactose, tinh bột ngô, sodium starch glycolate, povidone, magnesium stearate).

Dược động học thuốc Methylprednisolon

– Khả dụng sinh học xấp xỉ 80%. Nồng độ huyết tương đạt mức tối đa 1 – 2 giờ sau khi dùng thuốc. Thời gian tác dụng sinh học khoảng 1,5 ngày, có thể coi là tác dụng ngắn.

– Methylprednisolone được chuyển hóa trong gan, và các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán hủy xấp xỉ 3 giờ.

Tác dụng của thuốc Methylprednisolon

Thuốc Methylprednisolone được chỉ định điều trị trong các trường hợp:

− Chống viêm và giảm miễn dịch trong: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm mạch, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn tính, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt, dị ứng nặng bao gồm cả sốc phản vệ.

− Điều trị ung thư: u lympho, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

− Ngoài ra thuốc Methylprednisolon còn được chỉ định trong điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.

Liều lượng và cách sử dụng Methylprednisolon

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Thuốc Methylprednisolon được dùng bằng đường uống. Liều lượng tham khảo:

- Hen phế quản: Uống 32 - 48 mg/ngày trong 5 ngày, giảm liều dần và ngừng thuốc trong 1 tuần.

- Viêm khớp dạng thấp: Uống 4 - 6 mg/ngày. Trong đợt cấp tính dùng liều 16 - 32 mg/ngày sau đó giảm liều dần.

- Viêm loét đại tràng mạn: Uống 6 - 8 mg/ngày.

- Hội chứng thận hư nguyên phát: Uống 0,8 - 1,6mg/kg/ngày trong 6 tuần sau đó giảm liều dần trong 6 - 8 tuần.

- Thiếu máu tan huyết do miễn dịch: Uống 64 mg/ngày. Sau đó giảm liều dần, phải điều trị ít nhất 6 - 8 tuần.

- Bệnh sarcoid: Uống 0,8 mg/kg/ngày để làm thuyên giảm bệnh. Sau đó giảm liều dần, dùng liều duy trì 8 mg/ngày.

- Khi cần dùng thuốc với liều cao trong thời gian dài cần tuân theo nguyên tắc sau: liều bắt đầu từ 6 - 40 mg/ngày, sau đó giảm liều dần cho đến liều duy trì thấp nhất tuỳ theo từng bệnh nhân (giảm liều cho đến khi thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh tăng lên). Để giảm tác dụng phụ của thuốc có thể dùng liệu pháp cách ngày (dùng liều duy nhất cứ 2 ngày một lần , nên uống vào buổi sáng sớm).

Lưu ý: Tất cả những thông tin về cách sử dụng Methylprednisolon chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Không sử dụng thuốc với số lượng lớn hơn, nhỏ hơn hay lâu hơn so với đề nghị. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều kèm theo các biểu hiện lạ thì cần thông báo ngay tới trung tâm cấp cứu 115 hoặc tới ngay bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Chống chỉ định Methylprednisolon trong các trường hp

- Quá mẫn cảm với Methylprednisolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.

- Thương tổn da do virus, nấm hoặc lao.

- Đang sử dụng vaccin virus sống.

Những tác dụng phụ của thuốc Methylprednisolon

Một số tác dụng phụ của Methylprednisolon bạn có thể gặp phải nếu sử dụng trong thời gian dài bao gồm:

– Thường gặp: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, tăng ngon miệng, khó tiêu, da rậm lông, đái tháo đường, đau khớp, đục thủy tinh thể, glôcôm, chảy máu cam.

– Ít gặp: chóng mặt, cơn co giật, loạn tâm thần, u giả ở não, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, tăng huyết áp, trứng cá, teo da, thâm tím, tăng sắc tố mô, hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên – thượng thận, chậm lớn, không dung nạp glucose, giảm kali huyết, nhiễm kiềm, vô kinh, giữ natri và nước, tăng glucose huyết, loét dạ dày, buồn nôn, nôn, chướng bụng, viêm loét thực quản, viêm tụy, yếu cơ, loãng xương, gẫy xương.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ này trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời

Dùng Methylprednisolon cần lưu ý những gì?

- Một số loại thuốc có thể tương tác với Methylprednisolon, chẳng hạn như thuốc aspirin, thuốc chống đông như coumadin, hoặc warfarin; thuốc lợi tiểu; thuốc điều trị đái tháo đường hoặc liệu pháp insulin; thuốc cyclosporine, ketoconazole; thuốc chống co giật.... Vì vậy bệnh nhân cần phải thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc mà mình đang sử dụng.

- Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị.

- Thận trọng khi sử dụng thuốc ở những người bệnh loãng xương, cao huyết áp, tiểu đường, suy tim, mới nối thông mạch máu, loét dạ dày  tá tràng, thay đổi tâm trạng hoặc tính cách, nhiễm trùng mắt...

- Rượu, thuốc lá và một số loại thức ăn có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc cùng với thức ăn, rượu hoặc thuốc lá.

- Thận trọng khi sử dụng ở người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc Methylprednisolon dành cho Phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.

Methylprednisolon giá bao nhiêu?

Thuốc Methylprednisolon 4mg có giá 80.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên

Lưu ý: Giá thuốc trên chỉ có tính tham khảo, giá hiện tại có thể thay đổi theo thời gian hoặc theo chính sách của từng đại lý.

Trên đây là các thông tin về thuốc Methylprednisolon. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Chúng tôi không chịu bất kì trách nhiệm nào với mọi rủi ro có thể xảy ra khi bệnh nhân tự ý dùng thuốc.

Cách Trị Bệnh tổng hợp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách xử trí

Vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng là gì và cách chữa trị như thế nào? Giờ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Cachtribenh.com nhé.

Xem thêm:

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách xử trí

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương chủ yếu là do vết thương hở không được chăm sóc đúng cách. Từ đó các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử vết thương. Ngoài ra một số yếu tố sau đây có thể là nguy cơ gây nhiễm trùng như:

  • có dị vật bên trong vết thương;
  • chấn thương lặp đi lặp lại;
  • vệ sinh cá nhân kém;
  • mắc bệnh chuyển hóa, tiểu đường, béo phì...
  • tuổi tác;
  • suy giảm miễn dịch;
  • hút thuốc lá...

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Khi vết thương bị nhiễm trùng thường có các biểu hiện như:

- Vết thương có dấu hiệu viêm sưng đỏ, phù nề sau 4 - 6 ngày.

- Vết thương có triệu chứng đau tăng dần sau 2 - 3 ngày.

- Có mủ xanh hoặc vàng chảy ra từ vết thương, có mùi hôi.

- Xuất hiện sưng hạch trên cơ thể.

- Sốt cao 38,5 - 40°C, kèm theo mệt mỏi.

Cách chữa vết thương bị nhiễm trùng

Đối với các vết thương bị nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể xử lý vết thương tại nhà bằng cách rửa vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone… Bạn cũng có thể rửa vết thương bằng xà phòng, tuy nhiên nên chọn loại nhẹ nhàng, không gây kích ứng da khi sử dụng. Không nên rửa vết thương bằng cồn hoặc dung dịch oxi già vì nó sẽ làm vết thương lâu lành hơn.

Luôn giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo, hạn chế làm ướt vết thương. Thay băng gạc sạch theo chỉ dẫn, cần thay băng mới khi băng bị ướt hay bị bẩn.

Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng nặng kèm theo các biểu hiện như gây đau đớn nhiều, vết thương nhiễm trùng chảy mủ, sốt cao không rõ nguyên nhân, cơ thể yếu ớt... thì không nên xử lý tại nhà mà cần đến bệnh viện để được hỗ trợ bởi nhân viên y tế.

Vết thương bị nhiễm trùng nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian hồi phục của vết thương nhiễm trùng. Khi này người bệnh nên ăn nhiều các loại thức ăn như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Những loại thực phẩm này có thể giúp vết thương mau lành hơn. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra trong bữa ăn bạn cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như rau muống, trứng, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, hải sản, thịt chó. Đây là những thực phẩm không tốt cho vết thương bị nhiễm trùng, khiến vết thương không chỉ lâu lành hơn mà còn có thể tạo sẹo lồi, sẹo thâm hoặc gây ngứa ngáy ở vết thương.

Làm thế nào để vết thương không bị nhiễm trùng?

Để phòng ngừa nhiễm trùng vết thương: Hãy rửa các vết thương trong vòng 10 phút sau khi bị thương bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm vết thương trong nước ấm có pha xà phòng trong vòng 15 phút. Hãy thực hiện những bước trên ngay khi phát hiện bị thương bởi càng để lâu sẽ càng gây nguy hiểm. Sau khi làm sạch vết thương, hãy thoa thuốc mỡ kháng sinh.

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên khác như sử dụng bột nghệ, mật ong, lô hội, tinh dầu chè... thoa một chút lên vết thương cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn.

Trên đây là các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách xử trí mà Cachtribenh.com chia sẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Thuốc Alpha Choay có tác dụng gì, giá bao nhiêu và cách sử dụng

Thuốc Alpha Choay là giải pháp thường được sử dụng trong việc điều trị các trường hợp phù nề và viêm sau chấn thương, tai nạn hoặc phẫu thuật. Giờ hãy cùng tìm hiểu thuốc Alpha Choay có tác dụng gì, liều lượng và cách dùng ra sao để đảm bảo hiệu quả và an toàn qua bài viết sau nhé!

Xem thêm:

[caption id="attachment_6595" align="aligncenter" width="600"]Thuốc Alpha Choay : có tác dụng gì, giá bao nhiêu và cách sử dụng Thuốc Alpha Choay[/caption]

Thành phần của Alpha Choay

Thuốc Alpha Choay có dạng viên nén, trong mỗi viên có chứa:

+ Chymotrypsin hay alphachymotrypsin....21 ukatals (hay 25 đơn vị C.Hb/viên).

+ Tá dược: tinh dầu bạc hà, magnesi stearat, tinh bột mì, đường... vừa đủ 1 viên

Dược động học và dược lực học thuốc Alpha Choay

- Dược động học: Chymotryspin là một men tiêu hóa phân hủy các protein. Trong cơ thể con người, chymotryspin được sản xuất tự nhiên bởi tuyến tụy. Men tiêu hóa protein phân hủy phân tử protein thành phần dipeptid và amino acid. Ngoài chymotryspin, các men tiêu hóa proin khác được điều tiết bởi tuyến tụy bao gồm tryspin và carboxypeptidase.

- Dược lực học: Alpha choay như một thuốc kháng viêm, chymotryspin và các men tiêu protein khác ngăn chặn tổn thương mô trong quá trình viêm và hình thành sợi tơ huyết. Sợi tơ huyết hình thành lớp rào bao quanh vùng viêm gây tắc nghẽn mạch máu và mạch bạch huyết dẫn đến hiện tượng phù nề tại vùng viêm. Sợi tơ huyết cũng có thể phát triển thành cục máu đông.

Tác dụng của thuốc Alpha Choay là gì?

Thuốc Alpha Choay là thuốc kháng viêm dạng men và chống phù nề. Thuốc được dùng điều trị một số bệnh sau đây:

+ Điều trị các trường hợp bệnh nhân bị viêm và giảm sưng do tổn thương mô mềm, đau do chấn thương cấp tính, bong gân, contusions, máu tụ, bầm máu, nhiễm trùng, phù nề mí mắt…

+ Bệnh viêm khớp và các bệnh tự miễn khác như lupus, xơ cứng bì, bệnh đa xơ cứng

+ Viêm đường hô hấp trên cấp tính hoặc mãn tính, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai dính.

+ Viêm cổ tử cung, viêm tuyến vú.

+ Viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, viêm túi lợi...

Ngoài ra có thể có một số tác dụng khác của thuốc Alpha Choay không được liệt kê trên nhãn thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng.

Liều lượng và cách sử dụng Thuốc Alpha Choay

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Thuốc Alpha Choay được dùng bằng đường uống. Liều lượng:

+ Đường uống: Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 - 4 lần. Lưu ý rằng khi uống thuốc bạn nên uống cùng với nhiều nước ( tối thiểu 240ml mỗi lần) để giúp gia tăng hoạt tính men.

+ Ngậm dưới lưỡi: 4 - 6 viên chia đều nhiều lần trong ngày, ngậm thuốc dưới lưỡi và để tan từ từ.

Lưu ý: Tất cả những thông tin về cách sử dụng Alpha Choay chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Không sử dụng thuốc với số lượng lớn hơn, nhỏ hơn hay lâu hơn so với đề nghị.

Chống chỉ định Alpha Choay trong các trường hp

– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Không sử dụng chymotrypsin cho bệnh nhân giảm alpha-1 antrypsin. Lưu ý, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đặc biệt là khí phế thủng, và hội chứng thận hư là nhóm nguy cơ giảm alpha-1 antrypsin.

Những tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ của Alpha Choay bạn có thể gặp phải bao gồm:

– Thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phân; đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt. Các triệu chứng này sẽ biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều.

– Trong trường hợp dùng liều cao có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nhẹ như lên ban đỏ, mẩn ngứa.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ này trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời

Dùng Alpha-Choay cần lưu ý những gì?

− Trước khi sử dụng thuốc Alpha Choay bạn cần thông báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với protein hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang dùng những thuốc kháng đông máu và các loại thuốc khác, chẳng hạn như acetylcystein
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng, hội chứng thận hư,  loét dạ dày.

– Nên có chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và tăng cường cung cấp muối khoáng để tăng hoạt tính của thuốc Alpha choay.

– Nên nấu chín các loại đậu trước khi ăn bởi hoạt tính Chymotryspin của thuốc Alpha choay có thể bị ức chế do protein có chứa trong các loại đậu gây nên.

– Cần hết sức cẩn thận khi dùng Alpha Choay cho trẻ em, người bị loét dạ dày, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú. Cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Thuốc Alpha Choay dành cho Phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện tại chưa có đầy đủ thông tin về ảnh hưởng của thuốc Alpha Choay tới phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Alpha Choay giá bao nhiêu tiền?

Thuốc Alpha Choay có giá 35.0000 / 1 hộp 2 vỉ x 10 viên

Trên đây là các thông tin về thuốc Alpha-Choay. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý uống thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hi vọng với những kiến thức Thuốc Alpha Choay có tác dụng gì và cách sử dụng trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc một cách hợp lý.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Dấu hiệu sắp sinh: 8 dấu hiệu nhận biết sớm và triệu chứng chuyển dạ

Mang thai trong suốt 9 tháng quả thật chẳng phải là điều gì dễ dàng với các mẹ bầu và sau đó, các mẹ lại phải chịu đau đớn qua những cơn chuyển dạ. Vì vậy, vào những lúc cuối thai kỳ, các mẹ nên chú ý vào những dấu hiệu sắp sinh trên cơ thể để có những chuẩn bị kỹ lưỡng cho khoảnh khắc thiêng liêng sắp tới. 

[caption id="attachment_6498" align="aligncenter" width="600"]Những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết nhất cho mẹ bầu Trước khi em bé chào đời, cơ thể bà bầu sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp chuyển dạ để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả mẹ và bé.[/caption]

Dưới đây là các dấu hiệu sắp sinh rõ ràng và dễ nhận biết nhất mà Cachtribenh.com tổng hợp:

Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên

Khoảng 1 tuần cho đến vài ngày trước khi chào đời, em bé sẽ bắt đầu dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, phần đầu của bé quay xuống phía dưới ở vị trí thấp nhất trong tử cung. Việc thai nhi tụt xuống dưới vùng bụng sẽ làm mẹ di chuyển khó khăn hơn nhưng ngược lại mẹ sẽ không còn cảm thấy khó thở như trước đây nữa.

Tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy có thể sẽ xảy ra khi kích thích tố khi sinh nở tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên, giúp đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước, tránh những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

Mệt mỏi, uể oải và thay đổi thói quen ăn uống

Có thể trước khi sinh, mẹ đang ăn uống rất ngon miệng nhưng khi sắp sinh, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, thậm chí không muốn ăn. Lúc này mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và chỉ nên ăn những món nhẹ nhàng, không dầu mỡ.

Bên cạnh việc chán ăn sẽ là cảm giác mệt mỏi khi cơ thể có quá nhiều sự thay đổi. Bụng ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm mẹ khó có thể ngon giấc vào ban đêm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Chính vì vậy nên nếu mẹ thấy buồn ngủ lúc nào thì hãy ngủ ngay lúc đó để tránh sự mệt mỏi, gây khó chịu cho cả mẹ và bé.

Dịch âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Đây là hiện tượng bong nút nhầy, hay còn gọi là máu báo sắp sinh – một dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết cho các mẹ. Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4 cm, mẹ bầu đừng vội đến bệnh viện ngay mà có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa.

Các khớp dãn ra, đau xương chậu, chuột rút

Trong suốt thai kỳ, hóoc-môn relaxin đã giúp cho các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn. Đừng hốt hoảng nếu nhận thấy các khớp của mình nới lỏng ra vì đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể cảm thấy đau lưng, đau xương chậu hay chuột rút. Điểu này là do cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ gây ra tình trạng trên.

Cơn co thắt mạnh mẽ, liên tục

Vài tuần trước khi sinh thì mẹ sẽ được “làm quen” với các cơn gò chuyển dạ giả. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và cơn gò chuyển dạ giả. Với chuyển dạ thật, cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn và nó vẫn không giảm hay biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế, cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân. Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

Ngừng tăng cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg. Mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này vì nó sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong bụng. Nguyên nhân của việc sụt cân này có thể là do lượng nước ối dần giảm xuống để chẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.

Bà bầu ngừng tăng cân là dấu hiệu sắp sinh

Vỡ ối

Vỡ nước ối là dấu hiệu báo sắp sinh chính xác nhất. Tuy nhiên, em bé ít khi chào đời ngay lúc vỡ ối mà phần lớn thường phải mất vài giờ thì sản phụ mới thực sự lâm bồn. Lúc này, các mẹ hãy đóng bỉm, hạn chế đi lại và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để dược thăm khám nhé. Bởi trong một số trường hợp thai nhi sẽ gặp nguy hiểm nếu như sa dây rau, sa chi…

Trên đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất việc mẹ bầu sắp sinh. Để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, các mẹ nên để ý và nhận biết các dấu hiệu này, rồi nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó, mẹ sẽ được các bác sỹ, nữ hộ sinh theo dõi cẩn thận và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho bé cưng ra đời. Chúc các mẹ cùng con yêu luôn khỏe mạnh và hãy luôn ủng hộ Cachtribenh.com nhé.

Xem thêm:

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Thuốc Corticosteroid (Corticoid) có tác dụng gì, dùng nhiều có hại không?

Thuốc Corticoid là thuốc thường được sử dụng trong việc chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, dị ứng da, hen suyễn và suy tuyến thượng thận. Giờ hãy cùng tìm hiểu thuốc Corticoid có tác dụng gì, cách sử dụng và dùng nhiều có hại không qua bài viết sau nhé! 

Thuốc Corticoid

Thông tin về thuốc Corticoid

Corticoid thuộc nhóm thuốc kháng viêm có steroid. Thuốc Corticoid có tên gọi đầy đủ là Glucocorticoid, là một hormone được sản xuất từ vỏ thượng thận có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm, duy trì các chức năng sống của cơ thể.

Gluco-corticoid tự nhiên có hai loại chính là Cortisol (Hydrocortison) và Corticosteron. Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại như: dexamethason (thường gọi là “đề xa” hay thuốc “hột dưa”), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…

Dược động học thuốc Corticoid

Khi vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, Gluco-corticoid đều được hấp thu vào máu. Trong máu, 90% Gluco-corticoid gắn với protein huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan. Khi đưa vào cơ thể Gluco-corticoid sẽ tác động lên các tuyến như dưới đồi, tuyến yên, tuyến vỏ thượng thận.

Tác dụng của thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid được dùng điều trị trong các trường hợp sau đây:

- Chống viêm, điều trị các bệnh như viêm khớp do thấp khớp, thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, chấn thương khớp. Trị các loại sẹo lồi, sẹo phì đại, trị viêm phần trước mắt, trị viêm mũi.

- Điều trị với các trường hợp dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn...

- Điều trị bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn, thiếu máu tán huyết do tự miễn và một số bệnh lý khác có thể không được liệt kê trên hộp thuốc.

Cách sử dụng thuốc Corticoid

Đối với dạng liều uống (viên nén)

Liều dùng đối với người lớn khi sử dụng corticoid dạng viên nén là từ 25 - 300 mg/ngày. Thuốc Corticoid có tính axit cao và tác động mạnh lên dạ dày dễ gây nên bệnh loét dạ dày vì vậy tốt nhất nên uống thuốc sau bữa ăn, không được uống khi bụng đói.

Đối với dạng liều tiêm

Đối với dạng tiêm dùng cho người lớn và thiếu niên là từ 20-300 mg/ngày, tiêm trực tiếp vào cơ. Còn với trẻ em và người cao tuổi không nên sử dụng bởi gặp phải tác dụng phụ rất cao. Trường hợp sử dụng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Đối với dạng kem bôi

Các loại kem, mỡ chứa corticoid có độ mạnh chống viêm khác nhau. Do vậy việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn thuốc có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương, vị trí mắc bệnh, độ tuổi…

Lưu ý: Tất cả những thông tin về cách sử dụng thuốc Corticoid chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Trong quá trình sử dụng cần phải theo dõi diễn biến sức khỏe, có bất kỳ sự biến chuyển nào cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để có sự điều trị kịp thời.

Chống chỉ định Corticoid trong các trường hợp

- Quá mẫn với thuốc kháng viêm corticosteroid.

- Người có tiền sử viêm loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, cao huyết áp.

- Người đang bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virút hoặc nhiễm nấm toàn thân…

Những tác hại của thuốc Corticoid

Mặc dù có lợi ích trong việc điều trị nhiều loại bệnh, tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

- Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn.

- Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.

- Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.

- Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.

- Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.

- Gây loét dạ dày – tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

- Làm giảm khả năng đề kháng, chống lại sự nhiễm trùng.

- Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ này trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời

Dùng Corticoid cần lưu ý những gì?

- Thuốc có thể tương tác với một số loại thuốc khác, vì vậy bệnh nhân cần phải thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc mà mình đang sử dụng.

- Nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để giảm bớt tình trạng kích ứng dạ dày mà thuốc gây ra.

- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Corticoid cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

- Một số bệnh lý như HIV/AIDS, nhiễm trùng herpes simplex ở mắt, nhiễm nấm, mới phẫu thuật, nhiễm giun lươn, bệnh lao, bệnh đậu mùa, sởi, tiểu đường... có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc. Vì vậy cần thông báo với bác sĩ các bệnh lý mà bạn đang gặp phải trước khi dùng Corticoid.

- Sử dụng đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định và trên nhãn thuốc. Không nên ngừng thuốc đột ngột sau thời gian điều trị bởi nó sẽ gây suy tuyến thượng thận cấp, gây thiếu hụt corticoid, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Trên đây là các thông tin về thuốc Tanakan. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Chúng tôi không chịu bất kì trách nhiệm nào với mọi rủi ro có thể xảy ra khi bệnh nhân tự ý dùng thuốc.

Xem thêm: