Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Thuốc Corticosteroid (Corticoid) có tác dụng gì, dùng nhiều có hại không?

Thuốc Corticoid là thuốc thường được sử dụng trong việc chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, dị ứng da, hen suyễn và suy tuyến thượng thận. Giờ hãy cùng tìm hiểu thuốc Corticoid có tác dụng gì, cách sử dụng và dùng nhiều có hại không qua bài viết sau nhé! 

Thuốc Corticoid

Thông tin về thuốc Corticoid

Corticoid thuộc nhóm thuốc kháng viêm có steroid. Thuốc Corticoid có tên gọi đầy đủ là Glucocorticoid, là một hormone được sản xuất từ vỏ thượng thận có vai trò quan trọng trong chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm, duy trì các chức năng sống của cơ thể.

Gluco-corticoid tự nhiên có hai loại chính là Cortisol (Hydrocortison) và Corticosteron. Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại như: dexamethason (thường gọi là “đề xa” hay thuốc “hột dưa”), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…

Dược động học thuốc Corticoid

Khi vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, Gluco-corticoid đều được hấp thu vào máu. Trong máu, 90% Gluco-corticoid gắn với protein huyết tương và gây tác dụng dược lý tại các cơ quan. Khi đưa vào cơ thể Gluco-corticoid sẽ tác động lên các tuyến như dưới đồi, tuyến yên, tuyến vỏ thượng thận.

Tác dụng của thuốc Corticoid

Thuốc Corticoid được dùng điều trị trong các trường hợp sau đây:

- Chống viêm, điều trị các bệnh như viêm khớp do thấp khớp, thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, chấn thương khớp. Trị các loại sẹo lồi, sẹo phì đại, trị viêm phần trước mắt, trị viêm mũi.

- Điều trị với các trường hợp dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, hen suyễn...

- Điều trị bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn, thiếu máu tán huyết do tự miễn và một số bệnh lý khác có thể không được liệt kê trên hộp thuốc.

Cách sử dụng thuốc Corticoid

Đối với dạng liều uống (viên nén)

Liều dùng đối với người lớn khi sử dụng corticoid dạng viên nén là từ 25 - 300 mg/ngày. Thuốc Corticoid có tính axit cao và tác động mạnh lên dạ dày dễ gây nên bệnh loét dạ dày vì vậy tốt nhất nên uống thuốc sau bữa ăn, không được uống khi bụng đói.

Đối với dạng liều tiêm

Đối với dạng tiêm dùng cho người lớn và thiếu niên là từ 20-300 mg/ngày, tiêm trực tiếp vào cơ. Còn với trẻ em và người cao tuổi không nên sử dụng bởi gặp phải tác dụng phụ rất cao. Trường hợp sử dụng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Đối với dạng kem bôi

Các loại kem, mỡ chứa corticoid có độ mạnh chống viêm khác nhau. Do vậy việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn thuốc có độ mạnh phù hợp với tính chất bệnh lý, vùng da tổn thương, vị trí mắc bệnh, độ tuổi…

Lưu ý: Tất cả những thông tin về cách sử dụng thuốc Corticoid chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Trong quá trình sử dụng cần phải theo dõi diễn biến sức khỏe, có bất kỳ sự biến chuyển nào cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để có sự điều trị kịp thời.

Chống chỉ định Corticoid trong các trường hợp

- Quá mẫn với thuốc kháng viêm corticosteroid.

- Người có tiền sử viêm loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, cao huyết áp.

- Người đang bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virút hoặc nhiễm nấm toàn thân…

Những tác hại của thuốc Corticoid

Mặc dù có lợi ích trong việc điều trị nhiều loại bệnh, tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

- Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn.

- Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.

- Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.

- Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.

- Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.

- Gây loét dạ dày – tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

- Làm giảm khả năng đề kháng, chống lại sự nhiễm trùng.

- Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ này trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời

Dùng Corticoid cần lưu ý những gì?

- Thuốc có thể tương tác với một số loại thuốc khác, vì vậy bệnh nhân cần phải thông báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc mà mình đang sử dụng.

- Nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để giảm bớt tình trạng kích ứng dạ dày mà thuốc gây ra.

- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Corticoid cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

- Một số bệnh lý như HIV/AIDS, nhiễm trùng herpes simplex ở mắt, nhiễm nấm, mới phẫu thuật, nhiễm giun lươn, bệnh lao, bệnh đậu mùa, sởi, tiểu đường... có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc. Vì vậy cần thông báo với bác sĩ các bệnh lý mà bạn đang gặp phải trước khi dùng Corticoid.

- Sử dụng đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định và trên nhãn thuốc. Không nên ngừng thuốc đột ngột sau thời gian điều trị bởi nó sẽ gây suy tuyến thượng thận cấp, gây thiếu hụt corticoid, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Trên đây là các thông tin về thuốc Tanakan. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Chúng tôi không chịu bất kì trách nhiệm nào với mọi rủi ro có thể xảy ra khi bệnh nhân tự ý dùng thuốc.

Xem thêm: 

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Viêm phổi ở trẻ có nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phổi là một bệnh lý có diễn biến nhanh và nguy hiểm có thể gây tử vong cao ở trẻ nhỏ. Giờ hãy cùng tìm hiểu triệu chứng viêm phổi ở trẻ là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào qua bài viết sau đây với Cachtribenh.com nhé.

Bệnh viêm phổi ở trẻ

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở một bên thùy phổi (trái hay phải) hoặc toàn bộ phổi. Khi bị viêm phổi sẽ làm các túi khí trong phổi chứa nhiều chất nhầy, từ đó làm giảm lượng oxy cung cấp cho máu làm người bệnh cảm thấy khó thở hơn.

Bất kì ai cũng đều có nguy cơ mắc viêm phổi, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, người già, người thường xuyên hút thuốc, người có bệnh về phổi hay hệ miễn dịch kém.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phổi

Viêm phổi thường được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Trong đó vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumonia) là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra viêm phổi ở trẻ em.

Trẻ có thể hít phải virus hoặc vi khuẩn qua đường mũi hoặc miệng. Những virus hay vi khuẩn này khi vào bên trong cơ thể có thể gây ra nhiễm trùng phổi, từ đó dẫn đến bệnh viêm phổi.

Một số yếu tố thuận lợi:

- Thời tiết giao mùa đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh.

- Môi trường xung quanh kém vệ sinh, bụi bẩn, ô nhiễm...

- Trẻ đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng. Trẻ bị suy hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh về viêm phổi.

- Trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi.

- Trẻ hít phải khói thuốc của người xung quanh cũng có thể mắc các bệnh về phổi, trong đó có viêm phổi.

Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ có thể chia làm nhiều giai đoạn. Vì vậy tương ứng với mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau:

- Ở giai đoạn sớm trẻ viêm phổi thường chỉ có biểu hiện sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc… Tuy nhiên các biểu hiện này khá giống với nhiều bệnh hô hấp như cảm hay viêm họng thông thường nên dễ khiến bố mẹ chủ quan khi chăm sóc cho bé.

- Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời bệnh của trẻ có thể diễn biến nặng hơn với các biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím tái môi và chân tay…

- Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn; có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.

Viêm phổi ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, tràn mủ màng phổi, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, suy hô hấp cấp, tràn dịch màng tim, trụy tim... Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài tới sức khỏe mà thậm chí có thể gây tử vong, nhất là với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Vì vậy bố mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm khi trẻ có các biểu hiện nghi mắc viêm phổi, để từ đó đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cách điều trị cho trẻ viêm phổi

Như đã nói, viêm phổi là một bệnh lý nguy hiểm. Do đó việc chữa trị cho trẻ viêm phổi nên càng sớm càng tốt.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra mà cách điều trị viêm phổi cho trẻ cũng khác nhau. Bé cần điều trị bằng kháng sinh nếu bệnh do vi khuẩn gây ra. Ngược lại nếu nguyên nhân do virus thì bé không cần phải uống kháng sinh.

Hầu hết trẻ bị viêm phổi có thể được điều trị tại nhà, trừ một vài trường hợp nghiêm trọng. Một số cách chăm sóc cho trẻ hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng thực hiện:

- Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5°C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

- Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng khi trẻ bị ho có đờm sẽ giúp long đờm, lưu thông tuần hoàn máu của phổi. Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào nơi có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút.

- Ngoài ra bố mẹ cần cho bé ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, cho trẻ uống thuốc đủ liều lượng theo đơn. Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Cần đưa trẻ đi khám lại ngay nếu bệnh tình của trẻ không thuyên giảm dù đã được chăm sóc và uống thuốc đầy đủ.

Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ

Để phòng tránh viêm phổi hiệu quả cho trẻ các bạn cần:

- Giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối.

- Viêm phổi là bệnh có thể lây nhiễm, vì vậy tốt nhất cần tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.

- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng.

- Hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người. Cần đeo khẩu trang cho trẻ trước khi ra ngoài đường.

- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu - ho gà - uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu và chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi một cách hợp lý nhất.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Xem thêm: