Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách xử trí

Vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng là gì và cách chữa trị như thế nào? Giờ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Cachtribenh.com nhé.

Xem thêm:

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách xử trí

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương chủ yếu là do vết thương hở không được chăm sóc đúng cách. Từ đó các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, hoại tử vết thương. Ngoài ra một số yếu tố sau đây có thể là nguy cơ gây nhiễm trùng như:

  • có dị vật bên trong vết thương;
  • chấn thương lặp đi lặp lại;
  • vệ sinh cá nhân kém;
  • mắc bệnh chuyển hóa, tiểu đường, béo phì...
  • tuổi tác;
  • suy giảm miễn dịch;
  • hút thuốc lá...

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Khi vết thương bị nhiễm trùng thường có các biểu hiện như:

- Vết thương có dấu hiệu viêm sưng đỏ, phù nề sau 4 - 6 ngày.

- Vết thương có triệu chứng đau tăng dần sau 2 - 3 ngày.

- Có mủ xanh hoặc vàng chảy ra từ vết thương, có mùi hôi.

- Xuất hiện sưng hạch trên cơ thể.

- Sốt cao 38,5 - 40°C, kèm theo mệt mỏi.

Cách chữa vết thương bị nhiễm trùng

Đối với các vết thương bị nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể xử lý vết thương tại nhà bằng cách rửa vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone… Bạn cũng có thể rửa vết thương bằng xà phòng, tuy nhiên nên chọn loại nhẹ nhàng, không gây kích ứng da khi sử dụng. Không nên rửa vết thương bằng cồn hoặc dung dịch oxi già vì nó sẽ làm vết thương lâu lành hơn.

Luôn giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo, hạn chế làm ướt vết thương. Thay băng gạc sạch theo chỉ dẫn, cần thay băng mới khi băng bị ướt hay bị bẩn.

Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng nặng kèm theo các biểu hiện như gây đau đớn nhiều, vết thương nhiễm trùng chảy mủ, sốt cao không rõ nguyên nhân, cơ thể yếu ớt... thì không nên xử lý tại nhà mà cần đến bệnh viện để được hỗ trợ bởi nhân viên y tế.

Vết thương bị nhiễm trùng nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian hồi phục của vết thương nhiễm trùng. Khi này người bệnh nên ăn nhiều các loại thức ăn như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Những loại thực phẩm này có thể giúp vết thương mau lành hơn. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra trong bữa ăn bạn cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm như rau muống, trứng, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, hải sản, thịt chó. Đây là những thực phẩm không tốt cho vết thương bị nhiễm trùng, khiến vết thương không chỉ lâu lành hơn mà còn có thể tạo sẹo lồi, sẹo thâm hoặc gây ngứa ngáy ở vết thương.

Làm thế nào để vết thương không bị nhiễm trùng?

Để phòng ngừa nhiễm trùng vết thương: Hãy rửa các vết thương trong vòng 10 phút sau khi bị thương bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm vết thương trong nước ấm có pha xà phòng trong vòng 15 phút. Hãy thực hiện những bước trên ngay khi phát hiện bị thương bởi càng để lâu sẽ càng gây nguy hiểm. Sau khi làm sạch vết thương, hãy thoa thuốc mỡ kháng sinh.

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên khác như sử dụng bột nghệ, mật ong, lô hội, tinh dầu chè... thoa một chút lên vết thương cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn.

Trên đây là các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cách xử trí mà Cachtribenh.com chia sẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét