Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Men gan cao có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng tránh

Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý gây tổn thương đến gan, nếu không được điều trị có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tìm hiểu chỉ số men gan cao thế nào là cao, nguyên nhân, triệu chứng, men gan cao có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng tránh như nào qua bài viết sau với Cachtribenh.com nhé.

Xem thêm: Ung thư gan: Dấu hiệu, Bệnh nhân sống được bao lâu và có chữa được không?

Men gan cao

Chỉ số men gan thế nào là cao?

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể có vai trò chuyển hóa các chất và dự trữ năng lượng bên trong cơ thể. Trong các tế bào gan chứa 4 loại men gan bao gồm: AST, ALT, LDH và GGT, đây cũng là các chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của gan.

Các chỉ số men gan ở người bình thường là:

− AST là 20 – 40 UI/L

− ALT là 20 – 40 UI/L

− GGT là 6-61 UI/L

− LDH là 53-128 UI/L

Nếu một hay nhiều các chỉ số xét nghiệm men gan trên mà vượt quá mức bình thường thì lúc này có thể người bệnh đã bị men gan cao.

− Nếu men gan tăng từ 1 - 2 lần so với bình thường là ở mức độ nhẹ.

− Men gan tăng từ 2 - 5 lần là mức độ trung bình.

− Tăng trên 5 lần so với mức bình thường thì khi này mức độ đã khá nặng. Trong các trường hợp viêm gan cấp tính, men gan có thể tăng từ 10 - 20 lần.

Phần lớn chỉ số men gan càng cao thì chứng tỏ tình trạng tổn thương của gan càng lớn. Tuy nhiên không phải cứ men gan tăng là xuất hiện vấn đề về gan.

Nguyên nhân

Men gan cao có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó được chia thành 3 nhóm chính gồm:

Men gan cao do bệnh lý

  • Viêm gan cấp: đây là nguyên nhân khiến men gan của người bệnh tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên, thậm chí tăng gấp từ 10 – 20 lần với trường hợp viêm gan cấp tính do siêu vi.
  • Suy gan hay sốc gan
  • Gan nhiễm mỡ:
  • Tắc đường mật, viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp...
  • Men gan tăng cao cũng có thể xuất phát từ các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu. Khi các bệnh này ở giai đoạn toàn phát khiến ống dẫn mật bị phù nề, gây tắc nghẽn việc vận chuyển dịch mật đến gan. Từ đó làm men gan tăng lên.

Men gan cao do thuốc

Một số loại thuốc có thể gây độc cho gan, khiến men gan tăng lên như:

  • Thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…)
  • Các loại thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…).
  • Ngoài ra ngộ độc thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây tăng men gan.

Do các thói quen xấu

  • Uống quá nhiều rượu bia và đồ uống có cồn sẽ gây tăng men gan.
  • Chế độ ăn uống không điều độ hay tập thể lực quá mạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến men gan thay đổi so với bình thường.

Các triệu chứng thường gặp khi men gan tăng

Triệu chứng men gan cao

Khi men gan tăng ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện gì rõ nét, nếu không đi xét nghiệm thì không biết được. Vì vậy người bệnh chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ khiến men gan tăng cao.

Khi men gan cao ở mức độ trung bình người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ánh mắt hơi vàng.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Đầy hơi, chướng bụng. Bệnh nhân có cảm giác chán ăn, ăn hay bị nộn.
  • Chất dịch tích tụ, ứ đọng trong bụng khiến bụng phình to lên.
  • Ngứa da.
  • Sốt nhẹ.
  • Sút cân đột ngột không rõ lý do.

Men gan cao có nguy hiểm không?

Men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể đang mắc một số bệnh nguy hiểm như: viêm túi mật, viêm thận mãn, viêm gan, viêm cơ, ung thư gan, nhồi máu cơ tim...

Nếu không được điều trị kịp thời men gan cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng xơ gan, ung thư gan. Hơn nữa men gan tăng cao có thể làm rút ngắn tuổi thọ. Tỷ lệ tử vong sẽ tăng từ 21 đến 78% với người bị tăng men gan, theo báo cáo trên tạp chí y học Hepatology.

Cách điều trị

Như đã nói, men gan tăng cao là tín hiệu cảnh báo gan đang bị hư tổn, thậm chí có thể gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy khi nghi ngờ bản thân có các biểu hiện men gan cao thì bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán cũng như có phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị men gan cao

Điều trị men gan bằng thuốc và thực phẩm chức năng

  • Các loại thuốc giải độc gan thường dùng làLiverite liver Aid, Mega Liver, Hewel,  Silymarin Milk Thistle 1000mg, Hepalyse DX, Thuốc bổ và giải độc gan MK HEPALYSE GX, Thuốc bổ gan Nhật Bản Hepalyse Ex...
  • Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị men gan cao như: Giải độc gan Tuê Linh, thuốc bổ gan Boganic, thuốc bổ gan An Khang, thuốc bổ gan, tiêu độc Nhất Nhất...

Điều trị men gan bằng bài thuốc dân gian

  • Bạn lấy lá nhân trần đem rửa sạch, cắt khúc, phơi khô. Hằng ngày lấy một lượng vừa đủ để pha nước uống. Thực hiện đều đặn, sau một thời gian bạn sẽ thấy men gan giảm đi rõ rệt.
  • Bài thuốc từ cây cà gai leo: Lấy cà gai leo 30g, lá cây xạ đen 40g. Đem các nguyên liệu này rửa sạch rồi nấu chung với 2 lít nước. Uống thay nước mỗi ngày.

Cách hạ men gan tự nhiên

  • Ăn nhiều rau xanh: Một chế độ ăn nhiều rau xanh sẽ giúp bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời làm giảm mỡ dự trữ trong gan. Ngoài ra rau xanh cũng giàu chất xơ giúp kiểm soát tốt cholesterol, hạ men gan hiệu quả.

  • Tăng cường Vitamin C: Đây là loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục tế bào gan, giúp giảm các men gan. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như cam quýt, bưởi,...

Cách phòng chống

Để phòng tránh men gan tăng cao các bạn nên:

− Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc.

− Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý. Hạn chế ăn da, mỡ động vật, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh ăn nhiều các gia vị cay nóng.

− Hạn chế sử dụng rượu bia, và các đồ uống có cồn. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi của lá gan. Tránh thức quá khuya cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến gan.

Trên đây là các thông tin về men gan cao. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về men gan cao hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét