Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Bệnh chàm môi là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chàm môi là bệnh da liễu thường gặp ở môi không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vậy chàm môi là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa chàm môi như thế nào? Giờ hãy cũng tìm hiểu qua bài viết sau với Cachtribenh.com nhé!

Xem thêm:

[caption id="attachment_4691" align="aligncenter" width="600"]Hình ảnh bệnh chàm môi Bệnh chàm môi[/caption]

Bệnh chàm môi là gì?

Chàm môi là bệnh lý viêm da dị ứng với biểu hiện môi bị khô, da môi bong tróc gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu. Chàm môi xuất hiện chủ yếu là phần xung quanh mép, bên cạnh đó chúng cũng có thể ở bên ngoài môi và phần da cạnh niêm mạc.

Nguyên nhân

Bệnh chàm môi có thể do nhiều yếu tố gây ra, được chia làm hai nhóm chính gồm nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong:

– Do các yếu tố bên ngoài: chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như chất độc hại từ mỹ phẩm, son, phấn, kem đánh răng; các loại thuốc chứa thành phần gây dị ứng; môi bị tổn thương trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến khoang miệng, hoặc ăn phải thực phẩm có chứa thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Do các yếu tố bên trong: gia đình có tiền sử bị mắc bệnh; cơ thể thiếu nước, thiếu ẩm; rối loạn các chức năng như thận, gan,hệ tiêu hóa phát ra ngoài miệng; cảm lạnh hoặc cảm cúm; thay đổi nồng độ hormone ở phụ nữ.

Triệu chứng

Triệu chứng chàm môi

Khi bị chàm môi thường có biểu hiện môi khô nứt nẻ dễ khiến nhiều người nhầm lẫn chỉ là khô nẻ môi thông thường. Tuy nhiên triệu chứng bệnh chàm môi có những biểu hiện đặc trưng khác mà bạn cần chú ý như:

− Bệnh gây ra cảm giác ngứa và đau rát, kèm theo các vết lở loét và những đường nứt xung quanh môi.

− Nếu không được chữa trị, bệnh chàm môi có thể trở thành mãn tính với các biểu hiện như đỏ, khô và nứt nẻ trên làn môi và 2 mép môi. Bệnh nhân cảm thấy đau đớn, đặc biệt đau tăng lên mỗi khi ăn hoặc nói. Ngoài ra nếu vùng bị bệnh không được giữ vệ sinh sạch sẽ thì chàm môi cũng rất dễ lây lan ra xung quanh miệng. Lúc này việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Cách chữa trị

Bệnh chàm môi ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, do đó việc chữa trị bệnh sớm và triệt để là điều cần thiết. Có nhiều cách chữa chàm môi từ Tây và Đông y, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

Chữa chàm môi bằng Tây y:

− Trường hợp bị chàm môi nhẹ thì sử dụng các loại thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ như hydrocortisone 1% bôi trực tiếp lên vùng bị bệnh, ngày 1-2 lần.

- Trường hợp bệnh nặng hơn, vùng môi bị chàm bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn thì người bệnh cần dùng thêm các thuốc diệt nấm và vi khuẩn bên cạnh việc bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa chàm môi bằng các phương pháp dân gian

Bạn cũng có thể áp dụng chữa chàm môi bằng các mẹo dân gian như dầu dừa. Hoặc sử dụng các bài thuốc từ lá sim, lá trà xanh hay lá ổi. Những bài thuốc này dễ thực hiện và giá rẻ tuy nhiên chúng đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì và hiệu quả cũng tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân.

Ngoài ra để việc điều trị chàm môi đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn cũng nên lưu ý:

− Cung cấp độ ẩm vừa đủ cho môi. Giữ môi luôn sạch. Tẩy da môi và chăm sóc thường xuyên.

– Uống nhiều nước để tránh môi bị khô

− Bổ sung các loại vitamin B2, B3, B6, B12 và vitamin E cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

− Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

− Tránh sử dụng các loại son phấn chứa nhiều hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc.

Một số câu hỏi về bệnh chàm môi

− Bệnh chàm môi có lây không? Trả lời: Bệnh chàm môi không có khả năng lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên bệnh có thể lây lan ra xung quanh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

Bệnh chàm môi kiêng ăn gì? Trả lời: Bệnh nhân nên hạn chế ăn uống các đồ cay nóng, nhiều mỡ, quá mặn vì chúng sẽ khiến cho môi thêm sưng đỏ và đau rát hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm môi mà Cachtribenh.com chia sẻ với bạn. Nếu được phát hiện sớm bệnh chàm môi hoàn toàn có thể được chữa trị nhanh chóng và dứt điểm. Nếu có thắc mắc về căn bệnh này bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể. Chúc các bạn mau lành bệnh và nhiều sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét