Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thường gặp gây đau đớn ở khu vực hậu môn, đặc biệt là mỗi lần đại tiện, Vậy nứt kẽ hậu môn là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa bệnh như thế nào? Giờ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Cachtribenh.com.

Xem thêm: 

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn (hay ống hậu môn) bị viêm nhiễm và nứt khiến người bệnh đau nhức, ngứa, chảy máu hậu môn. Nếu vết nứt hậu môn kéo dài dưới 6 tuần được gọi là nứt kễ hậu môn cấp tính, còn triệu chứng kéo dài từ 6 tuần trở lên gọi là nứt kẽ hậu môn mãn tính.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn khá thường gặp rất dễ nhầm với bệnh trĩ vì cả hai tình trạng này đều có một số biểu hiện giống nhau như gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên đây là hai bệnh khác nhau mà bạn cần phân biệt rõ để có cách điều trị thích hợp.

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện rất đau. Cơn đau thường biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Khi phân bắt đầu đi qua hậu môn
  • Hết đau sau vài phút
  • Cơn đau lại tăng lên dữ dội và đột ngột hết đau.

Bệnh nhân cũng có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi. Một số bệnh nhân đau từ lần đại tiện này sang lần đại tiện sau khiến người bệnh sợ hãi không dám đại tiện vì đau.

Ngoài ra nhiều người cũng có cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn. Nguyên nhân là do xuất hiện các chất dịch khiến hậu môn luôn ẩm ướt, vết thương hở bị viêm nhiễm. Một số người có thói quen dùng tay gãi song điều này sẽ khiến cho viết nứt càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng nứt kẽ hậu môn là:

− Do chấn thương ở vùng ống hậu môn hoặc hậu môn bị giãn quá căng khi đại tiện

− Bệnh nhân có cơ thắt hậu môn chặt thường có nguy có mắc bệnh nứt kẽ hậu môn cao hơn

− Mắc các bệnh về hậu môn trực tràng như viêm loét đại tràng, viêm trực tràng, viêm quanh hậu môn...

− Phụ nữ mang thai cũng dễ có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn vào giai đoạn cuối thai kì

− Quan hệ tình dục không an toàn

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng song nó lại gây ra rất nhiều đau đớn cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Gây thiếu máu: Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị sẽ đi ngoài ra máu mỗi lần đại tiện, từ đó gây mất máu.
  • Gây nhiễm trùng máu: Tình trạng viêm nhiễm vết nứt có thể gây nhiễm trùng máu.
  • Gây hoại tử hậu môn hoặc biến chứng sang trĩ : Bệnh để kéo dài lâu ngày sẽ hình thành nên các ổ apxe hậu môn. Khi các apxe này bị vỡ và chảy mủ sẽ dẫn tới hoại tử hậu môn hoặc hình thành trĩ.

Cách điều trị

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng như giai đoạn phát hiện bệnh mà phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn cũng sẽ khác nhau:

Thông thường nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi sau 2-3 tuần nếu được điều trị sớm tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn, nhiều chất xơ, uống nhiều nước để phân mềm, khuôn hơn. Đồng thời kết hợp sử dụng những thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm. Ngâm hậu môn vào nước ấm 10-20 phút, nhiều lần trong ngày để giúp làm dịu và lỏng cơ thắt hậu môn, từ đó giúp quá trình liền vết thương tốt hơn.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị nứt kẽ hậu môn gồm

  • Thuốc uống: Duphalac
  • Thuốc bôi: Tetracyclin, Nitrogylcerin, Proctolog
  • Thuốc kháng sinh như: Cefadroxil, Cephalexin
  • Thuốc đặt hậu môn: Ketoprofene, Diclophenac

Lưu ý việc dùng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không ý sử dụng ít hay nhiều hơn liều lượng quy định. Nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ.

Đối với những bệnh nhân với vết nứt kẽ hậu môn mãn tính, thường điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh hay tái phát trở lại thì phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh nhân cũng cần tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá được mức độ hiệu quả của việc điều trị. Nếu bệnh không có tiến triển thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ trị bệnh mới phù hợp hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin về nứt kẽ hậu môn mà Cachtribenh.com chia sẻ, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể, chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét