Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Ngày “xì hơi” nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo bị bệnh gì?

Nguyên nhân "xì hơi" nhiều lần trong ngày phần lớn là do thói quen ăn uống, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa cần phải cảnh giác.

Có thể bạn quan tâm:

[caption id="attachment_4614" align="aligncenter" width="600"]Xì hơi nhiều là nỗi lo lắng của nhiều người Xì hơi nhiều là nỗi lo lắng của nhiều người[/caption]

"Xì hơi" bao nhiêu lần/ngày là bình thường?

"Xì hơi" hay còn gọi là đánh rắm, trung tiện, là hiện tượng khí thải sinh ra do các vi khuẩn đường ruột phân hủy thức ăn chưa được tiêu hóa hết ở dạ dày tích tụ quá nhiều và thoát ra bên ngoài theo đường hậu môn. Trung bình mỗi người một ngày có thể thải ra từ 0,5 đến 1,5 lít khí từ đường tiêu hóa, tương đương với khoảng 20 lần xì hơi/ngày. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ đánh rắm mỗi ngày vài lần.

Nhiều người thắc mắc xì hơi nhiều có tốt không? Xì hơi trên thực tế có rất nhiều lợi ích như giảm đầy bụng, khó tiêu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đột quỵ, đau tim, stress, tiểu đường, viêm khớp... Tuy nhiên nếu xì hơi nhiều hơn bình thường lại chứng tỏ rằng bạn có thể đã bị rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng ở dạ dày và đường ruột.

Nguyên nhân "xì hơi" nhiều?

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn "xì hơi" liên tục nhiều lần:

− Do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides: Đây là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc. Một số người dạ dày thiếu men phân hủy loại đường này nên khi tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi hơn bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục.

− Chế độ ăn hàng ngày có quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những người thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ “xì hơi” nhiều và nặng mùi hơn.

− Một số người do ăn quá nhanh, hay nhai kẹo cao su khiến đường ruột chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng “xì hơi” nhiều lần.

− Xì hơi cũng còn do người bệnh thường xuyên bị đầy bụng, ăn không tiêu; hoặc ăn các thức ăn dễ kích thích như đồ ăn chua cay, có tính nóng dễ lên men không tốt cho dạ dày.

− Xì hơi nhiều liên tục và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các căn bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích… Tình trạng này có thể đã trở nên nghiêm trọng nếu xì hơi kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, đi cầu ra máu. Lúc này thì bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Cách hạn chế triệu chứng xì hơi nhiều

Mặc dù trung tiện không phải là điều xấu, tuy nhiên nó lại bị nhiều người cho là hành vi thiếu tế nhị, không lịch sự hay đáng xấu hổ. Vì vậy nếu bạn muốn hạn chế chứng xì hơi một cách hiệu quả thì có thể thử thực hiện những điều sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng
  • Ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây; hạn chế ăn nhiều tinh bột, các đồ chiên rán. Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ.
  • Tránh uống nhiều các loại nước có gas sẽ gây đầy bụng và khiến bạn xì hơi nhiều hơn.
  • Đừng nên nhai quá nhiều kẹo cao su;
  • Nếu bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa thì nên tránh sử dụng các sản phẩm làm từ sữa.

Hi vọng qua bài viết trên đây các bạn đã có thêm cho mình kiến thức hữu ích về chứng xì hơi nhiều. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng song xì hơi nhiều có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy nếu bản thân có triệu chứng xì hơi kéo dài nhiều ngày thì bạn hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, tránh để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét