Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Rối loạn tiền đình là bệnh gì, có nguy hiểm không và Cách điều trị

Cùng tìm hiểu rối loạn tiền đình là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị rối loạn tiền đình như thế nào qua bài viết sau với Cachtribenh.com!

Xem thêm:

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận phức tạp, nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Khi cơ thể di chuyển, cúi, xoay... hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm bên trong não bộ.

Rối loạn tiền đình là tình trạng tiền đình bị tổn thương dẫn đến trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm người bị bệnh chóng mặt, mắt hoa, đầu óc quay cuồng, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ ngã. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Triệu chứng

Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

− Chóng mặt: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh có cảm giác xoay tròn, bồng bềnh, kèm theo chứng buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, chân, mất cân bằng. Ban đầu các triệu chứng này chỉ thoáng qua, sau đó mức độ và tần suất tăng dần lên.

− Mất thăng bằng: Cơ thể lâng lâng, đứng không vững như người say rượu, dễ bị ngã.

− Mất ý thức hoặc ngất: Nguyên nhân là do lượng máu đến não giảm, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật khiến người bệnh bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất. Đồng thời kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.

− Rối loạn tiền đình xuất hiện cảm giác chóng mặt không xác định rõ: Người bệnh có cảm giác thấy đầu lâng lâng, nặng nề, sợ ngã, thường gặp ở các bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm.

− Một số triệu chứng khác: ù tai, thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, thay đổi tâm lý...

Tùy cơ địa mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng rối loạn tiền đình là cũng khác nhau.

Nguyên nhân

Rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, được phân loại gồm nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

• Nguyên nhân trực tiếp: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa... làm tổn thương thần kinh số 8 là .

• Nguyên nhân gián tiếp: thiếu máu, mất ngủ, stress, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch... làm cho lưu lượng máu tuần hoàn lên não giảm, gây ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới rối loạn tiền đình là ngồi quá lâu trước máy tính, uống nhiều rượu bia, người quá gầy hay quá béo...

Để biết được nguyên nhân chính xác rối loạn tiền đình do đâu người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa tim, mắt, tâm thần, thần kinh và tai, làm các xét nghiệm hình ảnh như CT Scaner hay chụp cộng hưởng từ và chụp X quang.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi. Nếu để lâu ngày có thể gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, bệnh nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp… cực kỳ nguy hiểm.

Cách điều trị

Điều trị rối loạn tiền đình theo Tây y

Các phương pháp chữa trị cho rối loạn tiền đình phụ thuộc vào nguyên nhân và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Một số loại thuốc thường được sử dụng điều trị rối loạn tiền đình gồm thuốc kháng histamin, kháng cholineric hoặc chẹn kênh calci (Funarizine, Cinarizine, Cinnarizin), … Những loại thuốc này thường có tác dụng nhanh, giúp cắt được các triệu chứng của rối loạn tiền đình trong một thời gian ngắn, người bệnh hết chóng mặt, nặng đầu và lấy lại được thăng bằng nhanh chóng.

Tuy nhiên, những loại thuốc này nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, trầm cảm, hội chứng Parkinson,… Vì vậy việc uống thuốc nhất thiết phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng. 

Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y

• Mẹo chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng mộc nhĩ:

Theo Đông y, mộc nhĩ cho tác dụng điều trị bệnh rối loạn tiền đình rất tốt. Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu: thịt nạc thăn, mộc nhĩ, táo tàu và gừng.

Cách làm: Cát mỏng thịt nạc thăn. Mộc nhĩ đem ngâm đến khi nở ra rồi rửa sạch, thái chỉ. Cho tất cả nguyên liệu chế biến và chuẩn bị vào nồi nấu cùng với nước vừa đủ dùng. Đun đến khi sôi rồi nêm gia vị vừa ăn. Dùng buổi sáng và liên tục 1 lần mỗi ngày trong 1 tháng!

• Xông hơi bằng lá cây

Bạn có thể kết hợp lá quýt với lá cúc tần, lá sả, lá chanh, đại bì, hương nhu, lá bưởi.

Cách làm như sau: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước đun sôi sau đó dùng để xông hơi cho tới khi đổ mồ hôi. Đây là phương pháp cho hiệu quả đặc biệt với những người bị rối loạn tiền đình kéo dài, giúp cơ thể điều hòa khí huyết, tăng cường giải độc cơ thể, giảm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Cách chữa rối loạn tiền đình dân gian

  • Ngâm chân bằng nước nóng

Hàng ngày trước khi đi ngủ, người bệnh ngâm chân với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C trong 20 – 30 phút. Cách này có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp bệnh nhân ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.

  • Day ấn huyệt

Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường nằm giữa 2 lông mày, huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút. Phương pháp này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

Cách phòng tránh

Để phòng ngừa nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình thì bạn cần:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Cứ mỗi 1 tiếng lại vận động 3-5 phút, đồng thời thực hiện các bài tập vận động cho vùng đầu, cổ gáy.
  • Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày. Không nên để quá khát mới uống nước.
  • Với người bệnh đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, tránh quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh; hạn chế lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu có biểu hiện chóng mặt.
  • Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38oC trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về rối loạn tiền đình hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét