Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Ung thư máu: Dấu hiệu, sống được bao lâu và có chữa được không?

Ung thư máu là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Giờ hãy cùng tìm hiểu ung thư máu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu và có chữa được không qua bài viết sau với Cachtribenh.com nhé!

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp là bệnh gì, Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Ung thư máu

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu hay bệnh bạch cầu là một loại ung thư ở trong máu và tủy xương do tình trạng các tế bào bạch cầu trong cơ thể gia tăng đột biến. Các bạch cầu này quá nhiều sẽ phá hủy hồng cầu trong máu khiến bệnh nhân bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra khối u.

Dấu hiệu

Ung thư máu là căn bệnh phổ biến hiện nay, do đó việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh là điều cực kỳ quan trọng. Sau đây là các triệu chứng và dấu hiệu bệnh ung thư máu mà bạn cần chú ý:

− Ho, đau tức ngực.

− Sốt, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.

− Dễ bị nhiễm trùng

− Có cảm giác ngứa da, nổi phát ban trên da.

− Cảm thấy buồn nôn, ăn kém ngon.

− Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.

− Khó thở.

− Chảy máu cam.

− Sưng hạch bạch huyết dưới da và không đau.

Triệu chứng ung thư máu

Các loại ung thư máu

Bệnh ung thư máu được phân làm 3 nhóm chính gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.

• Bệnh bạch cầu

Bạch cầu có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch với nhiệm vu bảo vệ cơ thể chống lại các nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị ung thư máu người bệnh thường có hiện tượng gia tăng lượng bạch cầu một cách đột biến trong cơ thể. Bệnh bạch cầu có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Các bạch cầu này được sản sinh ra với một số lượng lớn từ đó gây tắc nghẽn tủy xương, ngăn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác khiến hệ thống miễn dịch mất cân bằng. Đồng thời khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn vì thế chúng phải ăn chính hồng cầu khiến hồng cầu bị phá hủy dần dần, người bệnh cũng bị mất máu đến chết.

• Lymphoma

Lymphoma là một loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết - một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chúng được làm bằng nhóm các hạch bạch huyết và có 2 loại là Hodgkin và Non-Hogdkin.

Tế bào lympho bất thường trở thành tế bào u hạch, dần dần các tế bào ác tính này làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thể phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể như hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.

• Đa u tủy

Myeloma là một bệnh sản sinh ra các tế bào plasma để tạo thành khối u trong tủy xương. Khi bị đa u tủy bệnh nhân xuất hiện số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma xuất hiện trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ung thư máu

Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, cả người lớn lẫn trẻ em. Cho tới nay nguyên nhân gây ra ung thư máu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu mà bạn cần biết:

− Tiếp xúc với bức xạ liều cao

− Thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất.

− Bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị.

− Bệnh nhân mắc một số bệnh về rối loạn máu.

− Khói thuốc lá.

− Do di truyền.

Ung thư máu có lây không?

Có nhiều người băn khoăn và sợ hãi không biết ung thư máu có lây qua đường hô hấp, ăn uống hay qua đường máu hay không. Cũng giống như các loại bệnh ung thư khác, ung thư máu không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua bất kì con đường nào. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc và chia sẻ tinh thần với người bệnh mà không lo bị lây bệnh.

Các giai đoạn của bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu được chia làm 4 giai đoạn dựa theo triệu chứng và tỷ lệ di căn:

• Ung thư máu giai đoạn 1

Giai đoạn đầu của ung thư máu bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết do sự gia tăng đột ngột số lượng lympho. Ở giai đoạn này nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao bởi ung thư vẫn chưa di căn đến bất kỳ cơ quan nào khác.

• Ung thư máu giai đoạn 2

Ung thư máu bắt đầu lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể như lá lách, gan và hạch bạch huyết. Giai đoạn này bắt đầu khi một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn. Lúc này sự phát triển của lymphoc cũng bắt đầu tăng cao.

• Ung thư máu giai đoạn 3

Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh chóng dẫn khiến bệnh nhân ở tình trạng thiếu máu. Ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, đã có ít nhất hai cơ quan khác bị ung thư xâm lấn và tỉ lệ chữa bệnh cũng trở nên thấp hơn.

• Ung thư máu giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối và cực kỳ nguy hiểm. Việc điều trị khi này rất khó khăn và bệnh nhân ở giai đoạn này có tỷ lệ sống rất thấp. Tỉ lệ tiểu cầu bắt đầu giảm nhanh chóng, đồng thời các tế bào ung thư cũng đã di căn tới phổi. Thiếu máu có biểu hiện cấp tính.

Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu?

Ung thư máu sống được bao lâu

Tùy thuộc thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu có trong máu và cách phát triển của từng loại bệnh mà tiên lượng thời gian sống cho mỗi bệnh nhân ung thư máu cũng khác nhau:

• Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính:

Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình khoảng 8 năm; ở giai đoạn tiếp theo có thời gian sống trung bình là 5,5 năm. Người bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối thì thời gian sống chỉ còn khoảng gần 4 năm.

• Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính:

Với người trưởng thành thì đây là dòng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu với tỉ lệ 20% − 40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.

• Bệnh bạch cầu lympho mạn tính:

Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống được từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.

• Bệnh bạch cầu lympho cấp tính:

Bệnh này thường tiến triển rất nhanh khiến người bệnh trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Theo thống kê, người lớn bị ung thư máu chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh và điều trị của bác sĩ. Trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất.

Bệnh ung thư máu có chữa được không? Cách điều trị

Ung thư máu là bệnh có thể chữa được, đặc biệt bệnh nhân ung thư máu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa khỏi là rất lớn. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. Điều này khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ chữa khỏi cũng rất thấp.

Bệnh nhân được xét nghiệm và phân tích kỹ càng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết rsau đó mới bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh ung thư máu

Cách điều trị ung thư máu

Một số phương pháp điều trị ung thư máu thường được sử dụng là:

• Hóa trị

Hóa trị là phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư, trong đó có ung thư máu. Với phương pháp này, các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách uống, tiêm vào tủy xương và tĩnh mạch.

Tuy nhiên, việc hóa trị cũng gây ra các ảnh hưởng xấu tới các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: rụng tóc, chán ăn, loét môi miệng, rối loạn sinh sản….

• Xạ trị

Xạ trị là phương pháp tiêu diệt loại bỏ tế bào ung thư bằng cách sử dụng năng lượng cao X-quang.

Cũng giống như hóa trị, xạ trị có thể gây tổn hại tới các tế bào khỏe mạnh, làm người bệnh mệt mỏi, viêm đau nơi da nhận tia xạ.

• Ghép tế bào gốc

Bên cạnh hóa trị và xạ trị thì ghép tế bào gốc cũng là phương pháp mới điều trị ung thư máu. Phương pháp này có ưu điểm là các tế bào khỏe mạnh không bị tổn hại. Đồng thời nó còn cho phép cơ thể của người bệnh sản xuất các tế bào khỏe mạnh mới.

Tế bào gốc có thể đến từ người cho. Khi được ghép tế bào gốc, bệnh nhân phải được giám sát liên tục. Điều này sẽ đảm bảo các tế bào gốc sẽ không bị cơ thể thải trừ ra bên ngoài.

Cách phòng ngừa

Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm và thường rất khó để điều trị. Vì vậy việc phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới là cực kỳ cần thiết. Các bạn nên:

− Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất chẳng hạn như thuốc diệt cỏ, benzen.

− Tránh tiếp xúc với các bức xạ

− Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

− Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau xanh và trái cây. Giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

− Nói không với thuốc lá.

Trên đây là các thông tin về ung thư máu. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về căn bệnh này hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất. Cachtribenh.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét