Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Bệnh tiêu chảy là gì, Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ em và có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe. Vậy tiêu chảy là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa tiêu chảy như thế nào? Giờ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Cachtribenh.com.

Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị

Bệnh tiêu chảy là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng bởi đường ruột bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh có hai dạng là tiêu chảy cấp và mãn tính với đặc điểm là người bệnh đi ngoài số lượng và số lần nhiều hơn so với bình thường.

Triệu chứng

Người bị tiêu chảy thường có các triệu chứng điển hình như:

− Đi vệ sinh liên tục, phân lỏng.

− Bụng đau âm ỉ, đôi lúc có cảm giác đau quặn, xì hơi nhiều.

− Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa

− Sốt, thường xuyên cảm thấy khát nước

− Đau đầu

− Ăn uống kém ngon.

− Tiêu són, mót rặn.

− Trường hợp nghiêm trọng trong phân có thể lẫn máu.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy gồm:

− Cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.

− Dị ứng với thực phẩm.

− Cơ thể không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như không dung nạp Lactose.

− Bệnh nhân mắc các bệnh về đường ruột và tiêu hóa.

− Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, trong đó có tiêu chảy.

Nguyên nhân tiêu chảy

Bên cạnh đó các nguy cơ có thể khiến bạn bị tiêu chảy là:

− Không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

− Ăn đồ thừa không được hâm nóng cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn.

− Ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

− Không thường xuyên vệ sinh lau chùi bếp.

− Sử dụng nguồn nước không sạch.

Bệnh tiêu chảy có nguy hiểm không?

Bệnh tiêu chảy khá thường gặp và thông thường chỉ tác động ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, hoặc người bệnh bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như phân đen hoặc có lẫn máu, mất nước nghiêm trọng, sụt cân, nôn mửa... thì cần tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Những triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, xuất huyết dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan.

Bên cạnh đó tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của trẻ trong thời gian ngắn. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy thì bạn cần phải lưu ý, nếu thấy trẻ sốt cao, có biểu hiện mất nước như tiểu ít, bị khô miệng và khô da, người mệt mỏi, đau đầu và buồn ngủ... thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách chữa trị bệnh tiêu chảy

Với các trường hợp tiêu chảy cấp nhẹ, việc điều trị chỉ cần bổ sung đủ lượng dịch bị mất. Điều này có nghĩa bệnh nhân nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể hoặc bù nước điện giải.

Còn nếu bị tiêu chảy nặng hơn, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Khi này bệnh nhân sẽ được truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể sẽ phải dùng thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ để giúp chữa bệnh tiêu chảy nhanh hơn. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì?

Một chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần giúp khắc phục tình trạng tiêu chảy.

Tiêu chảy nên ăn gì?

Tiêu chảy nên ăn gì

− Tránh mất nước là điều quan trọng nhất trong việc điều trị tiêu chảy. Vì vậy bệnh nhân bị tiêu chảy cần bổ sung nước thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội, dung dịch oresol hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm….

− Bổ sung gạo, khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu nành, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối, ổi trong chế độ ăn bởi đây là những thực phẩm được khuyên dùng khi bị tiêu chảy. Lưu ý thực phẩm cần nấu kỹ, mềm, loãng hơn bình thường và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.

− Các loại bánh mì, yến mạch, bánh bột ngô chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp hút bớt nước trong ruột, làm giảm triệu chứng tiêu chảy.

− Ăn sữa chua cũng giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu ở bao tử, bớt tiêu chảy.

Tiêu chảy không nên ăn gì?

Tiêu chảy không nên ăn gì

− Tránh ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh.

− Ngoại trừ sữa chua, bạn nên tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa bởi chúng sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi.

− Những loại trái cây hoặc rau quả cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô cũng có thể làm sinh khí, gây đầy bụng.

− Không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga khi bị tiêu chảy.

Cách phòng chống tiêu chảy

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy một cách hiệu quả các bạn cần:

− Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

− Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi. Đồ ăn thừa sau khi bảo quản cần hâm nóng, đun lại trước khi dùng. Nên mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

− Tránh ra vào vùng đang có dịch.

− Bảo vệ nguồn nước ăn uống của gia đình luôn sạch sẽ, có nắp đậy.

− Vận động rèn luyện thể lực, có chế độ ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là các thông tin về bệnh tiêu chảy. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về tiêu chảy hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất. Cachtribenh.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét