Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Khám sức khỏe đi làm gồm những gì và hết bao nhiêu tiền?

Trước khi xin việc ở cơ quan nhà nước hay công ty tư nhân ứng viên đều cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe trong hồ sơ của mình. Vậy, khám sức khoẻ đi làm cần những gì và hết bao nhiêu tiền?

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao cần khám sức khỏe đi làm?

Khám sức khỏe đi làm

Khám sức khỏe đi làm là hình thức kiểm tra sức khỏe tổng quát cơ bản nhằm đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không mắc các chứng bệnh nguy hiểm hoặc bệnh lây nhiễm nghiêm trọng để có đủ năng lực lao động. Giấy khám sức khỏe sẽ được nộp kèm theo hồ sơ xin việc, thể hiện cho nơi ứng tuyển thấy rõ ứng viên là người khỏe mạnh, có đủ năng lực lao động, phù hợp về mặt sức khỏe với vị trí muốn ứng tuyển.

Những trường hợp sau đây cần giấy khám sức khỏe trong hồ sơ tuyển dụng:

− Xin việc tại bất kì cơ quan nhà nước hay các công ty có yêu cầu nộp kèm.

− Đăng ký làm việc theo hợp đồng ở nước bạn

− Xin học hoặc thực tập tại các công ty, cơ sở trong và ngoài nước nếu có yêu cầu.

Khám sức khỏe đi làm gồm những gì?

Với người trên 18 tuổi nội dung khám đầy đủ gồm:

  • Khám nội khoa
  • Khám ngoại khoa
  • Khám sản phụ khoa (với nữ)
  • Khám mắt, tai, mũi, họng
  • Khám răng, hàm, mặt
  • Khám da liễu
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Hồ sơ khám sức khỏe đi làm cần những gì?

Cung cấp thông tin chung

- Tiền sử sức khỏe gia đình: Bạn cần thông báo với bác sĩ các thông tin về sức khỏe và bệnh tật của các thành viên trong gia đình mình nếu có như đái tháo đường, ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Dựa trên những thông tin này cũng như các yếu tố khác, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh, đồng thời sẽ giúp quí vị biết cách phòng tránh cũng như làm các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

- Tiền sử sức khỏe bản thân: bao gồm lịch tiêm chủng vaccine từ trước tới nay, những tác nhân gây dị ứng nếu có, đã từng mổ điều trị trước đây...

Chuẩn bị trước khi đến khám

− Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, bảo hiểm y tế/nhân thọ, ảnh 4x6 để dán vào hồ sơ... Nếu có các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ thì cũng nên mang theo.

Một số trường hợp người bệnh cần chú ý khi đi khám sức khỏe:

− Người đang điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì vẫn dùng thuốc theo đơn hàng ngày.

− Bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường thì không nên dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng trước khi khám.

− Mang theo kính để kiểm tra thị lực nếu có bệnh về mắt. Lưu ý không nên đeo kính áp tròng.

Mẫu giấy khám sức khỏe đi làm

Mẫu giấy khám sức khỏe đi làm

Khám sức khỏe đi làm hết bao nhiêu tiền?

Giá khám sức khỏe sẽ được bệnh viện thu theo đúng quy định của thông tư 04/BYT năm 2012 mà sở y tế đã phê duyệt là 85000 đồng. Bệnh viện sẽ thu thêm 4000 đồng là tiền hồ sơ để khám sức khỏe mỗi phiếu. Tổng chi phí cho dịch vụ này khoảng 85000 – 120.000 đồng tùy thuộc vào số lượng tờ khám. Để xin giấy khám sức khỏe để xin việc thì bạn có thể tới các bệnh viện đa khoa từ tuyến quận hoặc huyện trở lên.

Còn nếu không muốn mất thời gian chờ đợi thì bạn có thể sử dụng dịch vụ khám sức khỏe xin việc ở các phòng khám tư nhân với mức giá dao động từ 200.000 - 300.000đ và có luôn trong ngày.

Một số kinh nghiệm đi khám sức khỏe bạn nên lưu ý:

– Một số xét nghiệm không cần phải nhịn đói trước khi thực hiện như GGT, kiểm tra sắt…

– Nên mặc quần áo rộng thoáng, tránh mặc đồ bó quá chật hay mặc váy liền thân để tạo tâm lý thoải mái nhất.

– Một số xét nghiệm yêu cầu cần nhịn ăn 10-12 tiếng trước khi khám. Ngoài ra tránh sử dụng rượu, bia và thuốc lá ít nhất 24 giờ đồng hồ trước khi làm các xét nghiệm.

– Nếu bạn thực hiện các loại siêu âm như siêu âm bụng, siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm phần phụ thì hãy uống thật nhiều nước và nhịn tiểu trong vòng 1 giờ đồng hồ trước khi bắt đầu.

– Đối với nữ giới, khi cần thực hiện các kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm phiến đồ âm đạo thì cần thực hiện vào thời điểm không có kinh nguyệt (trước ít nhất 5 ngày hoặc sau 5 ngày).

Trên đây là những chia sẻ của Cachtribenh.com về khám sức khỏe đi làm. Đây là một thủ tục đơn giản vì vậy bạn có thể lựa chọn một địa chỉ bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để thực hiện nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét