Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Cách làm vết thương hở mau lành không để lại sẹo xấu

Vết thương hở có thể là vết cắt, trầy xước hay rách da do chấn thương. Sau đây là cách chữa vết thương hở mau lành nhất không để lại sẹo mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Phân loại vết thương hở

Những vết thương hở thường gặp nhất gồm:

  • Vết cắt: thường gây ra bởi những vật sắc nhọn. Các vết cắt có thể chảy nhiều máu nếu các mạch máu nằm bên dưới bị ảnh hưởng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ, gân, thậm chí là xương nếu vết cắt quá sâu.
  • Vết rách do chấn thương: Các vết thương này thường bờm xờm hoặc lởm chởm chứ không thẳng như vết cắt.
  • Vết trầy da: Thường gặp ở những vùng da ở đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân, khuỷu tay là nơi có khả năng dễ bị trầy xước nhất. Các vết trầy xước này thường mang đến cảm giác đau đớn vì chúng gây ra các tổn thương tới dây thần kinh trong da.

Những vết thương hở này rất dễ nhiễm trùng, sưng nề và để lại sẹo thâm nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy bỏ túi những bí kíp xử lý vết thương hở dưới đây sẽ giúp vết thương hở của bạn nhanh chóng hồi phục, không bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa việc hình thành sẹo.

Cách chữa vết thương hở mau lành

Hướng dẫn cách chữa vết thương hở

Làm sạch vết thương

Điều đầu tiên và tiên quyết để chữa vết thương hở mau lành, không bị nhiễm trùng là cần nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây ra vết thương cho cơ thể và làm sạch vết thương. Bạn nên rửa bằng nước muối sinh lý 9% để làm sạch bụi bẩn và vi sinh vật trên da. Lưu ý không nên dùng cồn để rửa vết thương.

Bôi thuốc

Sau khi vệ sinh, bạn lấy bông y tế lau sạch vùng xung quanh vết thương. Bôi thuốc lên vùng da hở để làm vết thương mau khô và tránh nhiễm trùng. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng chẳng hạn như thuốc mỡ teta hoặc thuốc mỡ Healit. Đây là những loại thuốc mỡ có thành phần kháng sinh, làm dịu mát vết thương và ngăn chặn bội nhiễm cực hiệu quả.

Băng bó vết thương

Dùng băng gạc quấn chặt vừa đủ để ép không cho máu chảy ra ngoài và hình thành cục máu đông ở bề mặt da, tránh mất máu và nhiễm trùng.

Vệ sinh vết thương

Bạn cần thay băng gạc cho vết thương hàng ngày để tránh bội nhiễm, đồng thời giúp vết thương được thông thoáng. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý để rửa. Tuyệt đối không dùng thuốc tím hoặc oxy già sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu khỏi hơn và để lại sẹo

Một số lưu ý

− Khi bị thương bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh hoạt động nhiều có thể khiến cho vết thương chảy máu trở lại.

− Nên giữ vết thương sạch và khô trong 5 ngày. Nếu vết thương của bạn đang đóng lại nhưng không được che phủ, bạn có thể rửa vết thương sau 1 ngày. Lưu ý không nhúng thấm vết thương trong nước và cần thấm khô vết thương ngay sau đó.

− Nếu vết thương có rỉ dịch thì bạn nên thay băng cho vết thương hàng ngày, lau nhẹ vết thương bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô bằng khăn sạch. Trường hợp vết thương có mủ, ngoài việc rửa vết thương bạn cần loại bỏ phần mủ để giúp vết thương nhanh lành hơn.

− Không tự ý bóc vảy vết thương. Ngoài ra để ánh nắng tiếp xúc với vết thương cũng khiến nó trở nên lâu lành hơn và làm da sẫm màu.

− Việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm lành vết thương. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình liền da, liền sẹo. Vì vậy bạn cần ăn uống đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh cũng như giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.

– Khi vết thương đã khô ráo, không còn chảy máu có thể bỏ băng, tránh dây bụi bẩn lên vết thương giúp mau lành hơn.

− Với những vết thương sâu và lớn nên tới cơ sở y tế để được các bác sĩ trực tiếp làm vệ sinh và kê thuốc. Không tự ý điều trị để tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể xử lý các vết thương đúng cách để vết thương mau lành, không bị nhiễm trùng và để lại sẹo. Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét